Trang bị cho binh lính
Thời kỳ đầu Trung Cổ (năm 500 – 1000), chỉ binh lính thuộc biên chế Hoàng gia, cũng như cận vệ vua hay tư binh của tu viện, quý tộc mới được cấp trang bị. Còn tiểu địa chủ nhập ngũ phải tự mua sắm hay sản xuất vũ khí, áo giáp.

Không phải cứ bắt số lớn nông dân nhét vũ khí vào tay rồi tống ra trận là được, những người này tinh thần kém và hiệu quả chiến đấu rất thấp, hơn nữa ngân sách không đủ chi. Điều kiện để bị gọi nhập ngũ (được tính là một phần thuế) là bạn có thu nhập ít nhất 1 mansi (số tiền tối thiểu có thể kiếm được từ 120 mẫu đất nông nghiệp chất lượng trung bình). Nếu chiến dịch chỉ cần ít người hay lính chất lượng cao, tiêu chuẩn gọi có thể tăng lên 3 mansi.
Thời Carolingian có tiêu chuẩn về trang bị tối thiểu, tính theo thu nhập:
- Từ 1 đến 4 mansi: phải mang theo một thanh đoản kiếm/ngọn giáo và lá chắn.
- Từ 4 đến 12 mansi: phải mang theo đoản kiếm/giáo, lá chắn và áo giáp + mũ trụ. Áo giáp không quy định loại, thường là giáp vải (gambeson) vì rẻ hơn giáp xích.
- Từ 12 mansi trở lên: phải mang theo mũ sắt, lá chắn, áo giáp xích, trường kiếm, đoản kiếm/dao găm và giáo
Các cá nhân hoặc tổ chức (như tu viện) có thu nhập* hơn 12 mansi còn *phải cung cấp một số nam giới vũ trang trợ chiến. Con số chính xác phụ thuộc vào mức thu nhập.
Ví dụ điển hình là vào năm 982 khi tổng giám mục xứ Cologne phải cử 100 kỵ sĩ của mình đến Ý, nơi họ (cùng với các đạo quân tiếp viện khác) hỗ trợ vua Otto II chống lại quân Hồi giáo đang xâm chiếm miền Nam Ý.
Nếu chủ sở hữu tài sản nhận văn bản triệu tập nhưng còn nhỏ, bệnh tật, già yếu hoặc đơn giản là muốn giữ mạng, thì có thể lựa chọn thuê người đi thay. Và đó là lúc xuất hiện những nam giới sẵn sàng cung cấp dịch vụ này: lính chuyên nghiệp. Tiền thuê đội này rẻ hơn khá nhiều so với heribannum – tiền phạt từ quý tộc quản lý địa phương (nếu không chấp hành lệnh triệu tập).
Tiền lương cho lính và nhân công
Lính đánh nhau thì phải được trả lương, nên nếu muốn phát động một chiến dịch, bạn cần tích lũy sẵn một khoản riêng chỉ để lo việc trả lương hàng ngày. Để nợ lương hoặc chậm lương có thể dẫn đến nhiều hậu quả tai hại.

Khoảng năm 1300, lương theo ngày của lính trong doanh trại Anh như sau:
- Bộ binh (Footmen): 3-4 xu bạc (penny). Để so sánh, 2-4 xu là lương cơ bản của một lao động phổ thông khi đó. Bia loại trung bình sẽ có giá 1 xu/1 gallon (3.78 lít).
- Kỵ binh (Men-At-Arms hay Squire): 12 xu
- Hiệp sĩ (Knight): 24 xu
- Cung thủ (Archer): 6 xu
Ngoài lính thì những vị trí khác cũng phải được trả lương:
- Thợ mộc: 2 xu. Thợ chính sẽ nhận 3 xu.
- Chăn lợn, gà: 0.3 xu (đã được nuôi ăn và cấp trang phục cơ bản)
- Chăn ngựa: 4 xu
- Lao công: 0.3 xu
- Thợ nề: 4 – 6 xu
- Thợ may: tối thiểu 4 xu
- Thợ đóng và sửa thùng gỗ: 3 xu
- Thợ rèn và sửa áo giáp (thợ chính): 10 – 11 xu

Mức lương và mọi thông tin liên quan, sẽ được ghi trong khế ước – một tấm giấy da sẽ được cắt ngẫu nhiên thành 2 phần theo hình răng cưa. Một số khế ước viết rất chi tiết, ví dụ tỉ lệ chia chiến lợi phẩm hay chia tiền chuộc tù binh quý tộc mà người lính tự tay bắt được. Lính và sĩ quan phụ trách nhân sự đơn vị sẽ giữ một nửa khế ước. Trường hợp có tranh chấp, người ta trước tiên sẽ khớp 2 phần lại xem có khít nhau không. Để tránh tình trạng bị tiêu hủy, khế ước có thể được chép thêm một bản và giao cho luật sư giữ.
Hệ thống hậu cần Magazine
Trích từ comment đáng chú ý của Lee Nguyen:
Vào thế kỉ 17, sau khi hết “ Chiến tranh 30 năm” thì hệ thống hậu cần Magazine đã được ra đời bởi sĩ quan Le Tellier. Le Tellier bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là bộ trưởng chiến tranh bằng cách làm những việc mà bất kỳ nhà hậu cần giỏi nào cũng sẽ làm… ông ấy cố gắng tìm ra những yêu cầu của quân đội.
Ông ta chia tỷ lệ các yêu cầu này dựa trên cấp bậc (ví dụ: mức giá riêng 1 suất mỗi ngày, mức chung 100 suất mỗi ngày, thuyền trưởng tính hai toa xe để vận chuyển hành lý cá nhân của mình, mỗi toa hành lý yêu cầu hai con ngựa, v.v.), và sau đó nhân số tiền đó với số người của mỗi cấp bậc trong quân đội.
Sau khi tính toán các yêu cầu của quân đội, Le Tellier đã công bố chúng dưới dạng quy định chính thức. Đáng ngạc nhiên, không ai đã nghĩ tới điều này trước đây. Giờ đây, Le Tellier đã biết chính xác những gì binh lính cần, vì vậy vấn đề tiếp theo là tìm được thứ đó cho họ.
Le Tellier không tiếp quản toàn bộ hệ thống hỗ trợ từ các nhà thầu dân sự, nhưng ông đã ổn định nó bằng cách tạo ra các hợp đồng tiêu chuẩn liệt kê rõ ràng những gì nhà thầu sẽ làm cho quân đội và những gì quân đội sẽ làm cho nhà thầu.
Trước đây, việc vận chuyển vật liệu sẽ được thực hiện bằng các hợp đồng thương mại tự phát không hiệu quả do việc phân biệt ai là chủ thuê của mình giữa chiến trường hỗn loạn là hết sức khó khăn, chưa kể mức độ liệt kê cũng không được chi tiết. Sau này, mặc dù dân thường vẫn là những người điều hành các đoàn xe và thực hiện hầu hết các chức năng cung cấp/hậu cần, nhưng việc điều phối quá trình giờ đây đã trở nên phức tạp đến mức cần có quân nhân chuyên môn.
Với những cải cách của mình, Le Tellier có thể lập kế hoạch hậu cần thích hợp cho các chiến dịch. Điều này có nghĩa là nhiều hàng hóa hơn. Ví dụ, khi vương quốc lên kế hoạch cho một chiến dịch, Le Tellier có thể đảm bảo rằng có sẵn các kho đạn để hỗ trợ quân đội khi quân đội bị bao vây (và đảm bảo rằng quân đội có một số nguồn cung cấp khẩn cấp để xử lý bất kỳ sự thiếu hụt bất ngờ nào). Ngoài ra, vì Le Tellier là bộ trưởng chiến tranh, nên nhà vua đang tìm đến ông để xin lời khuyên về việc nên bao vây những thị trấn nào… một nhà chiến lược bậc thầy về hậu cần.
Nguồn: